Đồ Sơn là một trong số những bãi biển đẹp hàng năm thu hút hàng ngàn du khách đến đây tham quan du lịch từ mọi miền tổ quốc. Vậy du lịch Đồ Sơn có gì hay mà lại có rất nhiều du khách đến đây tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng đến như vậy? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một phần thắc mắc cho du khách.

Đồ Sơn ở đâu?
Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng. Đồ Sơn có diện tích khoảng 42 km2, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng Đông Nam và cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km.
Đây là một khu du lịch biển nổi tiếng, khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp, thu hút rất nhiều du khách thập phương đến đây vui chơi, tham quan, tắm biển và tham gia những hoạt động khám phá mạo hiểm leo núi.

Du lịch Đồ Sơn có gì hay?
Đảo Hòn Dấu Đồ Sơn
Du lịch Đồ Sơn có gì hay? sẽ được giải đáp thắc mắc khi du khách ghé thăm đảo Hòn Dấu.
Lúc trước, đảo Hòn Dấu nằm sát bên cạnh bán đảo Đồ Sơn. Tuy nhiên do sự vận động của thềm lục địa mà đã gây chia tách một phần dãy núi trở thành đảo Hòn Dấu. Vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc, đơn sơ nơi đây cũng để lại trong lòng mọi người một dấu ấn đậm nét.

Hải đăng hòn Dấu
Nằm trên đỉnh cao nhất của đảo. Được xây dựng từ 1892 và hoàn thành vào 1896, chính thức được đưa vào sử dụng vào tháng 6 năm 1898. Ngọn hải đăng được thiết kế bởi những kiến trúc sư người Pháp với mục đích dẫn đường vào cảng Hải Phòng trong suốt những năm tháng Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

Khu du lịch đảo Dấu
Hằng năm, nơi đây thu hút được hàng ngàn du khách đến đây vui chơi giải trí, tham quan, ngắm cảnh vào những ngày hè ở Đồ Sơn.
Đây là nơi có bể bơi nhân tạo lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn chất lượng, sang trọng và vô cùng đẳng cấp từ 3 đến 5 sao. Gần đây, khu du lịch được tôn tạo lại vô cùng khang trang, có thêm khu “Đà Lạt thu nhỏ”

Di tích bến tàu không số Đồ Sơn
Nằm ở ngay chân đồi Nghĩa Phong, đây là địa điểm vô cùng lý tưởng để chiêm ngưỡng khung cảnh tự nhiên đẹp tuyệt vời của Đồ Sơn khi hoàng hôn buông xuống. Du khách đến đây có thể hiểu hơn về ý nghĩa lịch sử của di tích này, hiểu sâu hơn về quá trình tìm đường cứu nước của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh trên biển đầy gian nan, vất vả…

Khu du lịch Đồi Rồng
Đây là một khu du lịch liên hợp, chính thức hoạt động từ 6/2020. Nằm trên một diện tích lấn biển với đầy đủ dịch vụ tiện ích như các khu vui chơi, khách sạn, sân golf. Thu hút du khách nhất có lẽ là khu bãi biển nhân tạo với nước trong veo được lọc trực tiếp từ ngoài biển, nhưng do nằm sâu trong nên sóng khá lặng, chảy êm đềm, vì vậy mà rất an toàn cho trẻ em đến đây vui chơi, đùa nghịch.

Bãi biển Đồ Sơn
Đây là khu du lịch du khách không thể bỏ qua khi đến đây tham quan. Bờ cát trải dài trắng mịn, vô cùng sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi, kết hợp với nhiều hoạt động vui chơi giải trí,…giúp địa điểm này luôn thu hút được rất nhiều du khách.
Nơi đây một bên có núi, có rừng như phi lao, thông, cọ…còn một bên là biển cả mênh mông đỏ màu phù sa tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt sắc. Và để trả lời cho thắc mắc du lịch Đồ Sơn có gì hay thì du khách hãy đến đây tham quan để không bỏ lỡ những khung cảnh tuyệt sắc nhé.

Chùa Hang
Nằm tại phường Vạn Sơn, chùa Hang là chùa thiên tạo lớn của Đồ Sơn, theo truyền ngôn có từ trước công nguyên.
Ông cha ta đã lấy một hang đá núi, cao 3,5m rộng 7m chia làm 2 bậc thềm, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m2, bậc thềm trong cao hơn nửa mét lòng hang hình thang, xuyên thẳng sâu vào núi, dài chừng 25m, phía trong cùng cao 1,2m rộng 1,3 m. Nhà sư Bần người nước Thiên Trúc đã đến nơi đây truyền bá văn hoá đạo Phật tại hang và mở chùa.

Chọi trâu Đồ Sơn
Đây là một lễ hội nổi tiếng ở Hải Phòng và miền Bắc, được tổ chức mỗi năm vào ngày 9 tháng 8 âm lịch. Nếu bạn là người ưa thích cảm giác mạnh có thể thuê mô tô nước để chạy có giá 50.000 đồng/phút, hoặc nhảy dù bay với mức giá 500.000 đồng/lượt để ngắm nhìn toàn cảnh nơi đây trả lời cho thắc mắc du lịch Đồ Sơn có gì hay?. Du khách có thể trải nghiệm cảm giác lướt trên mặt nước với những pha bẻ lái mạo hiểm xoay 180 độ vô cùng lý thú.

Dinh vua Bảo Đại
Công trình độc đáo này được xây dựng năm 1928 với diện tích gần 100m2 nằm trong khuôn viên rộng tới gần 3.700m2, nằm trên đỉnh đồi cao 36m so với mặt nước biển, được thiết kế hình bát giác theo lối kiến trúc Pháp và giữ nguyên hình dạng đến tận ngày hôm nay.
Ban đầu là dinh thự của toàn quyền xứ Đông Dương Pafquiere, sau đó tặng lại cho vua Bảo Đại sau khi ông du học trở về từ Pháo và lên nắm quyền trong chuyến hành trình ra Hải Phòng nghỉ dưỡng.

Đền Nam Hải Thần Vương
Nằm trên đảo Hòn Dấu, thờ Nam Hải Thần Vương – một vị tướng anh dũng nhà Trần đã hy sinh vào thế kỷ 18. Hằng năm, để tưởng nhớ công ơn của vị võ tướng, Đồ Sơn tổ chức lễ hội Đảo Dấu từ ngày 1-2 (âm lịch), hội chính diễn ra trong 3 ngày 8,9,10 để cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình. Trong lễ hội này có tục rước đèn và thả thuyền giấy.
Tàu bè đi Bắc về Nam, đi ngược về xuôi đều qua cửa đền cầu mong được chở che, bảo vệ trước sóng to gió lớn, cầu mong một năm đi biển sóng yên biển lặng, mạnh khoẻ, bình an, hạnh phúc.

Đền Bà Đế
Nằm dưới chân núi Độc Đồ Sơn, thờ Bà Đào Thị Hương (Trịnh Chúa phu nhân). Tương truyền, vào thế kỷ 18, Chúa Trịnh đi khảo sát trận địa, đến Đồ Sơn gặp được một thôn nữ làng chài Đào Thị Hương đem lòng yêu mến rồi nên duyên. Khi chưa kịp làm lễ cưới, nàng thiếu nữ mang thai nên bị phạt cạo đầu, bôi vôi, đeo đá dìm xuống biển theo lệ làng. Nỗi oan thấu trời, linh hồn thiếu nữ đã hiển linh cứu giúp dân lành thoát hiểm.

Đình Ngọc
Đây là một công trình kiến trúc rộng vừa phải, hình chữ đinh, gồm 5 gian tiền đường và gian hậu cung. Hiện tại, chùa đã được tôn tạo, trùng tu. Vào thăm quan di tích, du khách chắc chắn sẽ bị hấp dẫn khi được gặp lại trên các đầu kìm, đầu bẩy, trên các xà kẻ, rường cuốn long, ly, quy, phụng,…vô cùng gần gũi, quen thuộc.
Bên trong đình rực rỡ, lung linh với sắc kim của kiệu rồng, long khám, ngai, bài vị, hương án, chấp kích, bát bửu, hoành phi…được chạm trổ bài trí và sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

Đền Nghè
Nằm trên đường Suối Rồng, được xây dựng ở giữa núi, nơi thiên thời địa lợi, giao hòa giữa đất trời, biển cả, núi non. Đây là ngôi đền “hàng tổng” của Đồ Sơn, được người dân coi trọng thờ “Lục vị tiên công” lập nên đất Đồ Sơn.
Đặc biệt, đền Nghè còn gắn liền với lễ hội chọi trâu truyền thống khi ngôi đền này thờ Điểm Tước Thần Vương, một vị thần liên quan đến tục chọi trâu Đồ Sơn. Đền là nơi nhân dân trung về để tế lễ, dâng hương, rước nước – linh hồn phần lễ của lễ hội chọi trâu.

Quần thể đa búp đỏ
Quần thể gồm 37 cây, trong đó một số cây có tuổi đời từ 4-7 thế kỷ. Được vinh danh là cây di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn, nâng cao ý thức bảo vệ các loài cây quý hiếm, đồng thời giới thiệu sự phong phú, đa dạng của thảm thực vật nơi đây.
Khu rừng vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sinh, hoang sơ bao phủ gần hết đảo, chủ yếu gồm những cây đa, thông…
Rặng thị cổ
Bao gồm 17 cây thị cổ thụ lâu đời với tuổi đời từ 2-8 thế kỷ tuổi nằm trên lối nhỏ dẫn lên chùa tháp Tường Long ở phường Ngọc Xuyên. Phần lớn dưới gốc thị đều là căn cứ địa bí mật, nơi ẩn nấp và hoạt động của du kích, minh chứng cho cuộc kháng chiến chống trường kỳ của dân tộc. Ngoài ra, rặng thị còn tạo ra không gian xanh mát vô cùng dễ chịu.

Tháp Tường Long
Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) xây thời Lý Thánh Tông, trên nền bãi đất rộng khoảng 2.000 m2, thuộc địa phận phường Vạn Sơn. Theo sách “Đại Việt sử lược”, năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng liền đặt tên cho ngọn tháp là Tường Long (thấy rồng vàng hiện lên) để minh chứng điềm lành.

Suối Rồng
Là một khe nước nhỏ, chảy từ thượng nguồn sâu trong lòng núi, ngày ngày chảy róc rách vô cùng vui tai. Dòng suối được tách ra từ dãy núi chính, hình rồng đất, quanh năm đầy ắp nước ngọt phục vụ cuộc sống người dân, tưới mát cây cối giữa vùng đất biển mặn mòi này.

Sòng bạc Casino
Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút được rất nhiều du khách quốc tế đến đây chơi, đặc biệt là người Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân bản địa sinh sống tại nơi đây vào chơi. Sòng bạc này nằm trong Đồ Sơn Resort & Casino.

Ăn gì ở Đồ Sơn?
Nộm sứa Đồ Sơn
Mùa đánh bắt sứa của dân chài kết thúc vào tháng 5 và cũng là khởi đầu cho các thực đơn siêu ngon được làm từ sứa trong đó nhất định du khách đã từng đến Đồ Sơn vào mùa hè tham quan, du lịch nhất định không được bỏ qua món nộm sứa.
Đây là món nộm cực ngon mà cả nhà mình đều say mê, chỉ có duy nhất trong mùa sứa. Sứa được thái vừa đủ, cho vừa miệng, tươi giòn, ngon ngọt trộn cùng các loại xoài chua, cà rốt, rau thơm và gia vị chua ngọt, cuối cùng rắc lên trên thêm chút vừng chút lạc là ngon hết sảy.

Hải sản Đồ Sơn
Du lịch Đồ Sơn có gì hay? chắc chắn không thể không thưởng thức hải sản, đặc biệt là các loại bề bề, cua, ngao và mực…đậm hương vị mặn mòi của biển cả đại dương bao la, tươi ngon và ngọt thịt, rất khó có thể tìm thấy ở bất cứ nhà hàng ven biển nào.
Mực trứng
Những con mực dài khoảng 5 – 12 cm, trong thân chứa toàn là trứng. Mực trứng có rất nhiều phương pháp chế biến mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon, mặn mòi của biển cả như hấp nướng, chiên nước mắm, mực trứng luộc,…vô cùng hấp dẫn.

Bề bề
Đây là hải sản luôn có sẵn quanh năm suốt tháng tuy nhiên thời điểm ăn ngon nhất là vào mùa đông kéo dài từ khoảng tháng 9 đến tháng 12. Trong các loại bề bề thì bề bề nang ngon nhất, vô cùng chắc thịt, ngọt thơm, vào đúng mùa thì gạch của bề bề càng nhiều, có thể nhìn thấy rõ vết gạch qua lớp thân bề bề trong suốt.

Cua biển (cua bể)
Cua biển có các loại cua gạch, cua thịt, cua đá đều rất thơm ngon, chắc thịt để du khách lựa chọn tuỳ theo nhu cầu cũng như sở thích cá nhân.

Ghẹ
Ghẹ Đồ Sơn có màu xanh sẫm, thơm ngon, chắc thịt đặc biệt có rất nhiều gạch. Ghẹ được khai thác bằng thả lưới ở ngoài khơi xa. Phương pháp chế biến ghẹ cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể hấp coca, hấp sả, hấp bia,…giữ nguyên được vị ngọt của ghẹ tươi.

Ngao vàng
Ngao vàng Đồ Sơn được khai thác tại vùng biển Đồ Sơn thường khá lớn, thịt dai, ngọt thơm của biển cả đại dương. Ngao có thể chế biến thành các món ăn ngon như hấp, nấu cháo, nấu canh…

>> Xem thêm:
Mực khô
Mực khô Đồ Sơn khá dày, thịt trắng, nướng lên vô cùng ngọt thịt và đạm đà hương vị biển cả. Buổi chiều ngồi trên biển nướng vài con mực khô, chấm với chí chương Hải Phòng nhâm nhi cùng vài lon bia lạnh thì tuyệt vời biết mấy.

Bánh cuốn nhân tôm
Đây là món ăn đặc sản vô cùng hấp dẫn và nổi tiếng tại Đồ Sơn. Bánh cuốn được làm từ gạo xay trắng thơm, dẻo dai. Bánh cuốn thu hút thực khách nhất ở phần nhân tôm, tôm khá lớn, giòn, chắc và ngọt thịt. Tôm được đánh bắt trên biển sau đó được bóc nõn phơi 1 nắng cho se phần thịt tôm rồi đem đi băm nhuyễn, xào lên cho săn vừa đủ, không bị khô quá cũng không ướt quá.
Bánh cuốn được đôi bàn tay khéo léo của các đầu bếp, các bà nội trợ tráng khá mỏng, hấp chín bằng hơi nước, rồi cho nhân tôm ở giữa cuộn lại. Khi ăn kèm với nước chấm chua cay mặn ngọt được pha bằng chính nước mắm chất Đồ Sơn thì đúng là trải nghiệm “nuốt lưỡi”.
Nguyên liệu làm ra món bánh này dù không quá hiếm có, vô cùng đơn giản, có thể bắt gặp các nguyên liệu ở bất cứ chỗ nào, vô cùng dễ mua cùng với phương pháp chế biến không quá cầu kỳ, phức tạp, nhưng nhờ đôi bàn tay khéo léo của các đầu bếp khiến món ăn trở nên đặc trưng riêng và thu hút được du khách đến thưởng thức.

Hà
Ở Đồ Sơn, người dân coi những con hà đá là lúa của biển. Từ xưa đến nay, nghề gõ hà đá trở thành nguồn sống, nguồn thu nhập ổn định giúp người dân có công ăn việc làm, có cuộc sống tốt hơn. Người dân đi gõ hà quanh năm nhưng chủ yếu mùa đánh bắt bắt đầu từ khoảng tháng 11 âm lịch đến tháng 6 năm sau. Khi vào mùa, hà đánh bắt được nhiều và thịt cũng thơm ngon hơn.

Cháo cá song (cháo cá mú)
Cá song là loài cá quý, vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng của biển Đồ Sơn. Cá song hay còn gọi là cá mú có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt không thể không nhắc đến món cháo cá song – đặc sản Đồ Sơn mà khách du lịch không thể bỏ qua nhờ hương vị lôi cuốn, hấp dẫn.

Bánh mỳ cay
Món ăn này là đặc sản của vùng miền biển Đồ Sơn. Chiếc bánh nhỏ nhắn bằng hai ngón tay, kẹp pate và kèm tương ớt thơm nức mũi, không giống bất kỳ nơi nào khác.

Bánh đa cua
Được xem là món ăn ngon và nổi tiếng và không thể thiếu được ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Du khách đi đến bất cứ địa điểm này cũng có thể nhìn thấy nơi bán bánh đa cua. Bánh đa cua Đồ Sơn đặc biệt là phần bánh đa ướt được làm và ăn ngay trong ngày hôm đấy nên hương vị bánh sẽ rất khác biệt và đặc trưng của Đồ Sơn: dẻo, dai, giòn và đậm đà.
Bánh đa cua Hải Phòng là đặc sản nổi với nhiều loại topping ăn kèm hài hòa trong một bao gồm cua đồng, chả lá lốt, bề bề, tôm, hành phi…kết hợp thêm vị cay cay của ớt và chua nhẹ của quất, ăn kèm với quẩy giòn dai.

Lẩu cua đồng
Đây là món ăn không thể thiếu trong danh sách ẩm thực Đồ Sơn mà bất kỳ du khách nào không thể bỏ qua, chắc chắn sẽ phải thử một lần trong đời để cảm nhận được hương vị thơm ngon, đậm đà nóng hổi vừa thổi vừa ăn của món lẩu cua đồng ở Hải Phòng, mang chất riêng không nơi nào có được.

Nem cua bể
Đến Hải Phòng không thể không thử qua món ăn đặc sản này của đất Cảng. Nét đặc trưng, nổi bật của món ăn này là phần thịt thịt và gạch cua. Cua bể Đồ Sơn không lớn như nhiều vùng biển khác tuy nhiên thịt cua rất chắc thịt và thơm ngon, siêu hấp dẫn.

Lưu ý khi du lịch Đồ Sơn
- Du lịch Đồ Sơn chỉ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng hè vì vậy mà giá dịch vụ ở Đồ Sơn sẽ cao hơn nhiều so với những địa điểm du lịch khác.
- Nên lựa chọn địa điểm ăn uống hay địa điểm mua sắm xa bờ biển thì giá cả sẽ rẻ hơn.
- Không nên mua hải sản ở hàng rong khi mua hải sản vì dễ mua phải hải sản hỏng
- Cho dù mua bất cứ thứ gì cũng nên hỏi giá trước, kể cả ăn uống hay chỗ ngồi có miễn phí hay không…rồi hãy lựa chọn.
Lưu ý khi du lịch Đồ Sơn
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ những thông tin chi tiết, cần thiết và bổ ích, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của du khách du lịch Đồ Sơn có gì hay? Nếu du khách có ý định chuẩn bị du lịch Đồ Sơn thì hãy xách ba lô lên ngay và luôn để có những trải nghiệm tuyệt vời, thú vị, lý thú và vô cùng đáng nhớ.